Trình tự quy trình quản lý chất lượng công trình thi công xây dựng

June 12, 2023
-
Hasacon

Quản lý chất lượng công trình là một trong những hạng mục quan trọng mà nhà đầu tư cần phải quan tâm. Để công trình đảm bảo được chất lượng cũng như đáp ứng được kỹ thuật và thẩm mỹ, các đơn vị quản lý công trình cần phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn và quy định để đảm bảo được mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ và an toàn.

1. Tìm hiểu về khái niệm quản lý chất lượng công trình 

Để chất lượng công trình đảm bảo, việc quản lý chất lượng công trình phải được thực hiện từ bước nghiên cứu, lập dự án, khảo sát, thiết kế cho đến bước thi công và bảo trì công trình.

1.1 Nội dung quan trọng trong quản lý chất lượng công trình là gì?

Quản lý chất lượng công trình ở mỗi công đoạn đòi hỏi các yêu cầu khác nhau tùy theo từng loại hình công trình để từ đó đưa ra được tiêu chuẩn và yêu cầu phù hợp, nhằm mang lại chất lượng công trình tốt nhất. Trong nghị định số 46/2015/NĐ-CP cũng đã có nêu về quy trình quản lý chất lượng công trình để các đơn vị xây dựng có thể nắm được.

Trong giai đoạn thi công có các quy trình quản lý chất lượng công trình bao gồm:

1. Quản lý chất lượng đối với nguyên vật liệu, sản phẩm, cấu kiện và thiết bị sử dụng để phục vụ công tác xây dựng.

2. Quản lý chất lượng của thầu xây dựng trong quá trình thi công.

3. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc trong quá trình hoạt động.

4. Giám sát nhà thầu thiết kế trong giai đoạn xây dựng công trình.

5. Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm và kiểm định chất lượng vật tư trong quá trình xây dựng công trình.

6. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng và các hạng mục công trình (nếu có).

7. Nghiệm thu hạng mục công trình hoàn thành để đưa vào hoạt động.

8. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước.

9. Lập hồ sơ hoàn thành công trình, lưu trữ hồ sơ và tiến hành bàn giao công trình.

Với 9 quy trình quản lý chất lượng công trình theo nghị định số 46/2015/ND-CP trên. Hasacon là đơn vị nhà thầu xây dựng áp dụng nội dung triển khai đảm bảo chất lượng công trình như sau:

9 quy trình quản lý chất lượng công trình theo nghị định số 46/2015/ND-CP
  • Lên kế hoạch nghiên cứu và khảo sát dựa trên định hướng và thông tin từ phía chủ đầu tư và đưa ra các giải pháp thiết kế tối ưu.
  • Hoạch định quy mô, yêu cầu, kế hoạch cho các bộ phận thi công xây dựng.
  • Đề xuất phương án thi công tiết kiệm và an toàn.
  • Thực hiện các quy trình phân vùng, sắp xếp bố trí vật tư, thiết bị máy móc phụ trợ thi công một cách nhịp nhàng.
  • Lập kế hoạch, tiến độ thi công chi tiết.
  • Thực hiện triển khai, giám sát, ghi nhận lưu trữ nhật ký thi công.
  • Báo cáo tiến độ, cập nhật thông tin dự án các hạng mục thi công.
  • Rà soát và kiểm tra hệ thống máy móc, thiết bị, vật tư chuẩn bị trong các hạng mục thi công.
  • Đảm bảo tuân thủ biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong trong và ngoài khu vực thi công.
  • Nghiệm thu chất lượng các hạng mục và báo cáo chủ tư về các hạng mục đã thi công theo yêu cầu.
  • Tổng kiểm tra và rà soát lại bản vẽ hoàn công, thực hiện báo cáo tài liệu nghiệm thu với các cơ quan chức năng và thực hiện bàn giao.

1.2 Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

Trong nghị định số 15/2015/NĐ-CP có nêu rõ về các nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau:

  • Công tác khảo sát/thiết kế, thi công xây dựng công trình cần tuân thủ chuẩn an toàn để đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân cận. Đồng thời, trong quá trình thi công xây dựng, phải tuân thủ các quy định của Nghị định này để đảm bảo an toàn.
  • Công trình và hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu và đưa vào hoạt động sau khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung hợp đồng và quy định pháp luật liên quan.
  • Các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải đáp ứng đủ năng lực và có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp. Họ chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng mà họ thực hiện trước chủ đầu tư và pháp luật.
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, quy mô và nguồn vốn xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này.
  • Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các đơn vị xây dựng, tuân thủ quy định của Nghị định và pháp luật liên quan.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn và kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình  các tổ chức và cá nhân tham gia xây dựng công trình. Họ cũng kiểm tra và giám định chất lượng công trình xây dựng, đồng thời đề xuất và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

1.3 Hạng mục quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm những phần nào?

Từ quá trình thiết kế cho đến thi công, việc đảm bảo và quản lý chất lượng công trình cần có sự đồng nhất giữa bản vẽ thiết kế cho đến xuyên suốt quá trình thi công và hoàn thiện. Trong quá trình này, có nhiều hạng mục được đề cập đến và mỗi hãng mục có một vài trò riêng nhằm tạo nên công trình chất lượng, bền bỉ và đảm bảo an toàn. Một số các hạng mục tiêu biểu đáng quan tâm khi thực hiện thi công, xây dựng công trình cần chú ý như: Thủ tục giấy tờ, Mặt bằng, thiết kế, hạ tầng, vật tư, vật liệu, thiết bị máy móc, công nhân, thi công, hệ thống phòng cháy chữa cháy,…

1.3.1 Quản lý chất lượng thông qua tài liệu kỹ thuật, yêu cầu về vật liệu, thiết bị 

Để đảm bảo được việc quản lý chất lượng công trình với các hạng mục trên thì cần có các tiêu chuẩn, tài liệu, hệ thống thông tin nhằm giám sát tình hình tiến độ, thời gian, mức độ triển khai. Việc có các tài liệu, thông tin xác thực sẽ giúp cho quá trình thi công được kiểm soát ngay từ khâu vật liệu vào.

Với các tiêu chuẩn đã thống nhất trước khi thực hiện thi công thì khâu kiểm soát nguyên vật liệu cần đảm bảo đầy đủ, tránh tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu, vật tư trong quá trình thi công gây cản trở tiến độ và thời gian hoàn thành công trình. Các thiết bị thi công cần có quy trình quản lý, sử dụng và kiểm tra bảo trì định kỳ thường xuyên, cần có phương án bổ sung tránh tình trạng đang thi công gặp các vấn đề không mong muốn gây ảnh hưởng đến con người, công trình và thời gian thi công.

Quản lý chất lượng qua khảo sát thực tế và đánh giá sơ bộ

Để chất lượng công trình đảm bảo theo đúng thiết kế và yêu cầu đưa ra, yếu tố con người cần được quan tâm trong quá trình thực hiện. Việc lựa chọn những người có chuyên môn sẽ giúp công trình thi công được đúng theo yêu cầu, đảm bảo các nhân viên hiểu được kế hoạch, cách thức triển khai phù hợp, cũng như có đủ kỹ năng, nhận thức để giải quyết những vấn đề có thể gặp trong quá trình thực hiện xây dựng.

1.3.2 Quản lý chất lượng của thầu xây dựng cho công trình xây dựng

Với một nhà thầu xây dựng, việc đảm bảo chất lượng cho công trình không chỉ là công việc giữa nhà thầu và chủ đầu tư, đó còn là sự tín nhiệm, trách nhiệm, sự đảm bảo an toàn của nhà thầu đối với những người sử dụng công trình đó. Chính vì thế, Hasacon luôn hướng đến một công trình với chất lượng đảm bảo an toàn, tiêu chuẩn sử dụng lâu bền theo thời gian, không chỉ đáp ứng về yêu cầu thẩm mỹ, tuổi thọ sử dụng, mà còn đảm bảo an toàn cho chính chúng tôi. 

2. Hồ sơ quản lý chất lượng công trình bao gồm những loại giấy tờ nào?

2.1 Đối với Hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Các loại giấy tờ phổ biến thường có khi quản lý chất lượng công trình bao gồm:

  • Hợp đồng và tài liệu liên quan
  • Bản vẽ kỹ thuật gồm: bản vẽ thiết kế và bản vẽ kỹ thuật chi tiết hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy,…
  • Bản vẽ thi công, hoàn công
  • Chứng chỉ và chứng nhận
  • Hồ sơ kiểm tra và kiểm định
  • Biên bản kiểm tra chất lượng, nghiệm thu
  • Quy trình và thủ tục liên quan đến việc kiểm soát chất lượng
  • Kế hoạch quản lý, kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng chất lượng
  • Báo cáo kiểm soát chất lượng

2.2 Đối với Hồ sơ quản lý chất lượng nguyên vật liệu và thiết bị sử dụng cho công trình

Quản lý nguyên vật liệu, vật tư, trang thiết bị sử dụng cho công trình là điều cần thiết giúp nhà thầu xây dựng nắm bắt được các tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, tình trạng, mức độ sử dụng, … Để quản lý chất lượng công trình đối với hạng mục nguyên vật liệu và thiết bị sử dụng cần có một số giấy tờ sau:

  • Bảng kê khai nguyên vật liệu, trang thiết bị đề nghị mua sắm. 
  • Hợp đồng mua sắm
  • Hồ sơ bảo hành trang thiết bị
  • Chứng chỉ kiểm soát chất lượng trang thiết bị vật tư
  • Báo cáo kiểm tra chất lượng thiết bị
  • Hóa đơn, biên bản giao nhận thiết bị.
Quản lý chất lượng công trình thông qua kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào

Việc lưu trữ các thông tin hồ sơ nguyên vật liệu, vật tư và trang thiết bị sử dụng trong công trình giúp cho nhà thầu thi công và đơn vị chủ đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm loại thiết bị thay thế khi cần để đảm bảo tính đồng bộ và hoạt động ổn định của công trình.

2.3 Biên bản nghiệm thu quản lý chất lượng công trình

Căn cứ vào kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng, người phụ trách giám sát thi công công trình và chủ đầu tư quản lý dự án thực hiện nghiệm thu và bàn giao công trình thông qua kết quả và tiến độ thi công bằng biên bản nghiệm thu được xác nhận.

Biên bản nghiệm thu hạng mục quản lý chất lượng công trình được xác nhận theo trình tự cho từng hạng mục thi công hoàn thiện bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Tên công việc được nghiệm thu
  • Thời gian nghiệm thu
  • Thành phần ký biên bản nghiệm thu
  • Kết luận, xác nhận, đánh giá nghiệm thu công trình
  • Chữ ký, họ tên và chức vụ kèm theo của người nghiệm thu, bản quản lý, chủ đầu tư
  • Các phụ lục kèm theo văn bản nghiệm thu (nếu có)

3. Cập nhật các thông tin mới nhất về trình tự quản lý chất lượng công trình

Với quy trình quản lý chất lượng công trình trong thi công xây dựng thì tại điều 23 nghị định số 46/2015/NĐ-CP đã quy định rõ. Tuy nhiên với mỗi loại hình công trình khác nhau thì các tiêu chuẩn về chất lượng công trình sẽ có sự thay đổi. Đối với Hasacon khi thực hiện các dự án sẽ dựa trên tiêu chuẩn, nghị định được đưa ra kết hợp với các tiêu chuẩn, yêu cầu từ chủ đầu tư.

Một bộ hồ sơ quản lý chất lượng công trình mà Hasacon thực hiện thường bao gồm khoảng 16 hạng mục lớn, mỗi hạng mục này bao gồm đầy đủ, hồ sơ, tài liệu, văn bản, công văn và các thủ tục cần thiết có liên quan. Mỗi bộ hồ sơ nghiệm thu công trình, Hasacon có khoảng 3 hạng mục hồ sơ lớn ghi lại chi tiết thông tin về công trình để làm thông tin lưu trữ, dùng cho các công việc thủ tục giấy tờ khi cần thiết và có dữ liệu lưu hành riêng để sử dụng cho các công việc cần thiết về sau khi có yêu cầu.

Việc lưu trữ thông tin theo trình tự, giúp cho quá trình quản lý và nắm bắt thông tin được dễ dàng, tạo ra sự đồng bộ và nhất quán, là kênh thông tin trao đổi dễ dàng giữa nhà thầu thi công và chủ đầu tư. Là nhà thầu xây dựng cung cấp giải pháp tổng thể, Hasacon cung cấp dịch vụ quản lý chất lượng công trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, thủ tục theo tiêu chuẩn đặt ra. Nếu chủ đầu tư đang có nhu cầu tư vấn về dịch vụ, có thể liên hệ với chúng tôi qua cổng thông tin sau: 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI – SÀI GÒN

  • Địa chỉ: Phòng 404, tầng 4 toà nhà Dreamland Bonanza, số 23 Phố Duy Tân,phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Số điện thoại: +84 983 512 166
  • Fax: +84 -43793 0915
  • Email:contact@hanoisaigon.vn
quản lý chất lượng công trình
quy trình giám sát thi công xây dựng
thi công xây dựng
Tin tức mới nhất
tags